Khám sức khỏe sinh sản là một việc làm cần thiết nhằm phát hiện sớm các bệnh cũng như điều trị kịp thời bệnh mà bạn đang gặp phải, khám sức khỏe sinh sản lại càng cần thiết hơn đối với nữ giới. Tuy nhiên, cũng có những lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản ở nữ giới bạn cần biết để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi.
1.Các xét nghiệm trong gói khám sức khỏe sinh sản ở nữ giới
Khi tiến hành kiểm tra sức khỏe sinh sản, nữ giới sẽ trải qua 3 bước: lâm sàng, cận lâm sàng, tiến hành làm các xét nghiệm
Khám lâm sàng: Để có đánh giá tổng quan về sức khỏe ở nữ giới, là tiền đề để bác sĩ đưa ra các chỉ định khám ở bước tiếp theo.
Khám cận lâm sàng: nữ giới được chỉ định làm một số chẩn đoán chuyên sâu hơn và được làm các dịch vụ khám chẩn đoán hình ảnh
Xét nghiệm: Thông thường nữ giới sẽ được kiểm tra máu, nước tiểu và một số xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình hình sinh sản của mình.
2.Lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản ở nữ giới
Để khám sức khỏe sinh sản đạt hiệu quả, đánh giá khách quan nhất tình trạng của bạn cũng như để tiết kiệm thời gian, bạn cũng cần chuẩn bị thật chu đáo và ghi nhớ những lưu ý sau:
Cung cấp đầy đủ thông tin của bạn, đặc biệt là tiền sử các loại bệnh bạn đã từng mắc phải.
Không nên đi khám sức khỏe sinh sản trong chu kỳ kinh nguyệt. Trước hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt ít nhất là 7 ngày để có kết quả chính xác nhất về tình hình sức khỏe của bạn
Tránh quan hệ tình dục trước khi khám 24 giờ.
Bạn cần làm xét nghiệm máu. Do vậy, hãy nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu. Và với xét nghiệm nước tiểu, bạn chỉ nên uống nước lọc và nhịn tiểu trước 1 giờ làm xét nghiệm. Đồng thời, trước ngày khám sức khỏe sinh sản, bạn cần tránh tuyệt đối các loại nước có ga, sữa, rượu, trà, nước hoa quả, coffee.
Để việc khám là làm các xét nghiệm diễn ra thuận tiện nhất, bạn nên ưu tiên các trang phục thoải mái.
Không sử dụng các loại vitamin, khoáng chất, thực phẩm chức năng trong khoảng 24 giờ trước khi xét nghiệm. Người bị tiểu đường không nên uống hoặc tiêm insulin vào sáng ngày lấy máu.
Không thụt rửa âm đạo, không đặt thuốc trước khi đi khám: Trước khi đi khám phụ khoa 48 tiếng chị em không nên thụt rửa âm đạo, đặc biệt dung dịch vệ sinh phụ nữ, đặt thuốc âm đạo vì sẽ làm ảnh hưởng đến các kết quả xét nghiệm.
Việc khám sức khỏe sinh sản là rất cần thiết để có những phương pháp điều trị phù hợp đối với tình trạng sức khỏe của nữ giới cũng như chuẩn bị sẵn sàng để làm mẹ. Khám sức khỏe sinh sản nên được thực hiện định kỳ theo chỉ dẫn của bác sỹ và nên được thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín.